Yoga luôn được xem là bộ môn khoa học rèn luyện lý tưởng được các mẹ bầu lựa chọn. Vì nó thật sự rất đa dạng các động tác phù hợp cho từng giai đoạn của thai kỳ, yoga giúp cho các mẹ bầu cũng trở nên dẻo dai và thư thái hơn. Sau đây, hãy cùng Yoga An Viên đi tìm khám phá thêm các bài tập yoga cho bà bầu.
Nội dung chính
Lợi Ích Của Việc Tập Yoga Cho Bà Bầu
1.1. Đối với mẹ bầu
Yoga là môn giúp tăng tính linh hoạt và chuyển động dẻo dai nhất. Các dây chằng và các cơ bắp của bạn sẽ trở nên đàn hồi hơn giúp giảm nguy cơ bị chuột rút và đau nhức vào giai đoạn của cuối thai kỳ.
Giúp mẹ bầu có thể giảm stress và hạn chế lo lắng. Nhờ vậy mà sẽ khiến cho mẹ bầu ổn định tâm lý, đối phó được với những cơn đau khi chuyển dạ.
Giúp làm giảm đi nguy cơ tiểu không tự chủ, sa ruột và bàng quang.
Tạo ra sự cân bằng về nội tiết cho mẹ bầu, giúp máu lưu thông tốt hơn, giảm thiểu các vấn đề về giữ nước và bị phù.
Tăng cường hoạt động thể chất. Giúp cho mẹ bầu ngủ ngon giấc, sâu giấc hơn.
Tập yoga còn giúp mẹ bầu kiểm soát được cân nặng, không bị tăng cân quá nhiều. Đồng thời nó cũng giúp mẹ bầu lấy lại vóc dáng nhanh chóng sau sinh.
Giúp bạn giảm nguy cơ sinh non, dễ dàng lấy hơi tốt khi rặn đẻ huyết áp cao và duy trì lượng nước ối vừa đủ.
1.2. Đối với thai nhi
Tập yoga đều đặn sẽ giúp mẹ được thư giãn, tâm trạng luôn được thoải mái sẽ tránh được những tổn hại cho thai nhi.
Em bé sau khi sinh ra có cân nặng chuẩn, khỏe mạnh. các mẹ bầu nên tập yoga cho bà bầu thường xuyên nhé
Cải thiện được việc lưu thông tốt oxy qua nhau thai tới thai nhi qua việc mẹ bầu thường xuyên luyện tập hít thở sâu.
Kích thích các chức năng não bộ của em bé ngay từ khi trong bụng thông qua các giác quan để cho trẻ nhanh hoàn thiện trí tuệ.
Ngoài ra, khi tập luyện yoga giúp gắn kết tình cảm mẹ con cả khi em bé chưa chào đời.
Thời Điểm Tốt Nhất Để Tập Yoga Cho Bà Bầu
Thực tế cũng đã cho thấy rằng, nếu như mẹ bầu không có bất kỳ vấn đề nào về sức khỏe thì có thể khi họ tập yoga sẽ phát hiện ra mình mang thai. Nhưng, để tập luyện được hiệu quả và an toàn cho cả mẹ và con thì mẹ bầu nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi tập luyện.
Tuy nhiên, mẹ bầu lúc này vẫn nên bắt đầu sau tuần thứ 12 của thai kỳ. Vì trong 3 tháng đầu là khoảng thời gian nhạy cảm, dễ ốm nghén và việc vận động thường bị hạn chế.
Tập yoga ở đâu thì tốt?
Mẹ bầu cũng có thể tập yoga ở nhà hoặc phòng tập. Nếu như có điều kiện và được tập dưới sự hướng dẫn của huấn luyện viên nghiệp thì sẽ an toàn hơn nhiều. Bởi vì các bạn cũng biết mỗi giai đoạn của thai kỳ sẽ có những bài tập riêng phù hợp cho mẹ bầu. Nếu như khi bạn tự tập mà chưa có kiến thức thì có thể sẽ tập những động tác không phù hợp với từng giai đoạn của thai kỳ và có thể dẫn đến sinh non,…
Do đó, tốt hơn hết là các mẹ cũng nên đăng kí tham gia một lớp học yoga chuyên nghiệp dành riêng cho các mẹ bầu
Ngay cả khi trước đó thì mẹ đã luyện tập yoga thì vẫn có khả năng gặp khó khăn trong một vài tư thế dành riêng cho mẹ bầu. Dưới sự hướng dẫn của các huấn luyện viên, mẹ bầu sẽ cảm thấy yên tâm hơn em bé trong bụng.
Ngoài ra, thì tại phòng tập, các mẹ bầu sẽ có cơ hội được gặp gỡ với nhiều mẹ bầu khác. Nhờ đó còn giúp bạn dễ dàng chia sẻ được các kinh nghiệm thai kỳ. Khi đó bạn đã tập luyện thuần thục mà không cần đến sự trợ giúp của các huấn luyện viên thì mẹ bầu có thể tự tập luyện ở nhà.
Nên tập bài tập yoga cho bà bầu với cường độ ra sao
Các mẹ bầu cũng nên tập hằng ngày, mỗi buổi tập kéo dài khoảng 30 phút. Nếu như bạn không có thời gian tập hằng ngày, thì tối thiểu cũng 3 lần/1 tuần.
Nếu như bạn tập ở nhà, mẹ bầu có thể tập khoảng 30 phút mỗi ngày. Bắt đầu tập yoga từ những kỹ thuật tập thở trong khoảng 5 phút sau đó khởi động 5 phút, tập tiếp các tư thế yoga trong khoảng 20 phút, massage khoảng 10 phút và đồng thời trò chuyện cùng thai nhi giúp kết nối mẹ con thêm sâu sắc, và cuối cùng là thư giãn 5 phút.
Ngoài ra, mẹ bầu cũng có thể kết hợp tập yoga cùng với ngồi thiền, đi bộ, bơi lội nhưng cần phù hợp với tình trạng sức khỏe.
Cần tránh những động tác yoga sau
Những động tác mà mẹ bầu cảm thấy là khó và không đủ khả năng để tập thì nên ngừng không nên thử và cố gắng tập. Những động tác khi buộc phải vặn mình quá nhiều vì sẽ gây tách nhau thai ra khỏi tử cung.
Tránh đi các bài tập có các động tác lăn, đứng lên ngồi xuống liên tục và nhanh nói không đối với các động tác tư thế trồng cây chuối, gót chân chạm bụng tư thế đứng.
Không tập các kỹ thuật nín thở, hay việc thở nhanh, mạnh.
Tránh và hạn chế đi các động tác gập bụng phía trước, tránh chèn ép bụng, còn gây ra áp lực lên bụng.